CƠ CẤU TỔ CHỨC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÁC ÁI

Cơ cấu tổ chức của UBND huyện gồm: Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 12 phòng chuyên môn trực thuộc.

1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

 

 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ:

1. Chủ tịch UBND huyện: Phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành công việc của UBND huyện, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 126, Điều 127 Luật Tổ chức Chính quyền Địa phương 2015; Trực tiếp phụ trách lĩnh vực: Ngân sách, quy hoạch, kế hoạch, thống kê, đất đai, đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, nội chính; Chỉ đạo chung về giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, xét giải quyết khiếu nại.

2. Các Phó chủ tịch UBND huyện: Vừa chịu trách nhiệm cá nhân về công tác của mình trước HĐND huyện và UBND huyện, vừa chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về phần phụ trách các lĩnh vực được phân công.

3.Phòng Nội vụ: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chu71cc xã, hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư; lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thi đua khen thưởng; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

4. Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự, chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; bồi thường nhà nước; chuẩn tiếp cận pháp luật và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở tư pháp.

5. Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản; về kế hoạch đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chính của Sở Tài chính và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư của Sở kế hoạch và đầu tư.

6. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ; có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định hiện hành. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh.

          7. Phòng Lao động thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội và bình đẳng giới; có tư cách pháp nhân được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định hiện hành. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.

          8.  Phòng Văn hóa &Thông tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản. Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng Văn hóa và Thông tin trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước của ngành từ Trung ương đến địa phương; có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

9. Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.

10.Thanh tra Nhà nước: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. Cơ quan Thanh tra huyện làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng và tuân theo các quy định của pháp luật. Mỗi việc được giao cụ thể cho cá nhân thụ lý chính nhằm phát huy tính chủ động, năng lực, sở trường của cán bộ, công chức và mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả công việc được phân công; đề cao sự phối hợp công tác, bảo đảm rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.

11. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện: Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.

12.  Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành, lĩnh vực công tác ở địa phương; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh.

13.Phòng Kinh tế Hạ tầng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại – dịch vụ; điện nông thôn; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học và công nghệ; Biển số nhà; Thẩm tra thiết kế và chất lượng công trình xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách huyện; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thương, Sở xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh.

14. Phòng Dân tộc: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Phòng Dân tộc có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Dân tộc tỉnh./.