HỘI NÔNG DÂN XÃ PHƯỚC TIẾN THỰC HIỆN TỐT HỢP ĐỒNG ỦY THÁC CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH KHÁC

Được sự quan tâm của lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã, Ban giảm nghèo xã và lãnh đạo Hội Nông dân huyện. Hội Nông dân xã Phước Tiến đã ký Hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện từ năm 2004 đến nay. Để tạo điều kiện cho các hội viên nông dân và hộ dân khác được vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho hội viên và hộ vay trên địa bàn xã. Lãnh đạo Hội Nông dân xã xác định trong những động lực chủ yếu để hội viên gắn bó với Hội, cũng như phát triển hội viên mới.

Qua gần 20 năm thực hiện hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tính đến nay tổng dư nợ quản lý hơn 12.700 triệu đồng với hơn 310 hộ thông qua 11 chương trình tín dụng, 6 tổ TK&VV, bình quân 01 Tổ TK&VV có 52 hộ vay. Tỷ lệ thu lãi hàng năm đạt từ 95%-100% sổ lãi phải thu. Đến nay không có nợ quá hạn.

Trên cơ sở xác định đầy đủ chức năng, nhiêm vụ trong việc thực hiện các công việc trong văn bản thỏa thuận giữa Ngân hàng Chính sách xã hội và Hội Nông dân xã. Hội Nông dân xã đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ban giảm nghèo xã tập trung triển khai đầy đủ các nội dung công việc, nhất công tác tuyên truyền và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho Hội viên nông dân để nâng cao khả năng sản xuất, chăn nuôi và hiệu quả sử dụng vốn vay. Việc xét duyệt cho vay luôn được cấp Hội thực hiện nghiêm túc, xét duyệt cho vay bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, việc xét duyệt đều thông qua Ban quản lý thôn, chi hội nông dân thôn, từ đó tạo lòng tin trong nhân dân. Mặt khác là điều kiện giúp tập hợp, củng cố, gắn kết, nâng cao chất lượng hoạt động của các chi hội tại các thôn.

Công tác nhận ủy thác giữa Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với Hội Nông dân xã Phước Tiến đã giải quyết 03 vấn đề lớn khá quan trọng đó là:

1/ Vmặt kinh tế: Đã tạo điều kiện cho 543 hộ vay vốn được vay vốn đề sản xuất, chăn nuôi, xây dựng nhà ở và cho con em đi học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhiều hộ vay nhờ vay được vốn ưu đãi đã phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, cũng nhưng thay đổi nhận thức vươn lên thoát nghèo. Hầu hết các hộ vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, thực hiện đóng lãi hàng tháng, trả nợ gốc đúng hạn. Từ chỗ vay vốn đầu tư vào chăn nuôi bò sinh sản đã phát triển đàn bò của xã, đây chính là hướng đi chính trong phát triển kinh tể địa phương.

2/ Về mặt xã hội: Nhờ có nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện từ những chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở và cho vay hoc sinh sinh viên nhiều hộ nghèo trước đây không có nhà hoặc nhà tạm bợ và dột nát nay có nhà mới để sinh sống, không còn lên núi sống nữa. Nhiều gia đình kinh tể khó khăn không có điều kiện kinh tế cho con đi học, nay nhờ được vay vốn từ chương trình học sinh sinh viên hầu hết những học sinh sinh viên sau khi trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thì đều được vay vốn để đi học, không có trường hợp nào do không có tiền đi học mà phải bỏ học. Chính vì vậy mà hạn chế tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã và khu vực. Từ việc vay vốn đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, xóa đói giảm nahèo, ổn định cuộc sống.

3/ Về mặt tổ chức: Từ hoạt động ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội đã khẳng định được vị trí, vai trò của Hội nông dân trong tham gia phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ vốn sản xuất và tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên nông dân và người dân trên địa bàn xã. Từ công tác quản lý vốn vay thì Hội nông dân đã thường xuyên tuyên truyền và phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đối vói người nghèo và các đối tượng chính sách khác đến mọi hội viên và người dân trong xã. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay, thu lãi, trả nợ khi đến hạn cũng luôn được Hội quan tâm thực hiện thường xuyên. Hàng năm phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ hội và Tổ tiết kiệm và vay vốn. Công tác củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn luôn được quan tâm và phối hợp chặt chẽ với cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn để thực hiện. Công tác họp giao ban hàng tháng vào ngày giao dịch lưu động với Ngân hàng Chính sách xã hội được duy trì và tham gia đầy đủ. Phối hợp với Tổ tiết kiệm và vay vốn, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn trong việc xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, cũng như xử lý những hộ vay chây ỳ, sử dụng vốn vay sai mục đích, để lãi tồn đọng.àng năm Hội tiến hành sơ tổng kết công tác ủy thác để đánh giá kết quả hoạt động, cũng như qua đó khắc phục những hạn chế trong quá trình thực hiện.

Thời gian tới, Hội nông dân xã Phước Tiến chủ động rà soát nắm bắt diễn biến tình hình thời tiết, thường xuyên rà soát thiệt hại của khách hàng vay vốn để thực hiện các giải pháp hỗ trợ kịp thời. Đối với các hộ vay vốn đủ điều kiện xử lý rủi ro theo quy định thì hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ kịp thời trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Tiếp tục phối hợp tốt với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư, mở rộng các mô hình kinh tế, phát triển dịch vụ; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương ./.

Hồng Quân

Ngân hàng chính sách Bác Ái