BÁC ÁI ĐA DẠNG CÂY TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CHUYỂN ĐỔI
Cùng với các địa phương trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, huyện Bác Ái đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng các loại cây trên đất lúa kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước sang trồng các loại giống cây trồng chịu hạn nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, hướng tới nâng cao chất lượng và giá trị hàng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đầu năm đến nay, xã Phước Trung thực hiện chuyển gần 120 ha đất lúa kém hiệu quả và đất gò, đồi sang trồng các loại cây trồng như: Bắp nếp, bắp lai, mè, thuốc lá, ớt, táo, nha đam... Nhờ đó giúp người dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Vụ mùa năm nay, gia đình ông Katơr Tân ở thôn Đồng Dày xuống giống hơn 1 ha bắp lai, nhờ đào ao tích nước đã giúp cây bắp phát triển tốt. Ông Tân chia sẻ: Trước đây mỗi năm gia đình chỉ sản xuất được 1 vụ vào mùa mưa năng suất bấp bênh, mùa khô bỏ hoang. Được xã vận động chuyển đổi cây trồng, tôi quyết định cải tạo đất, đào ao tích nước và đầu tư đường ống, máy bơm nước với kinh phí trên 50 triệu đồng để trồng bắp lai, nhờ đó sản xuất được 3 vụ/năm. Chuyển đổi cây trồng đúng hướng đã giúp kinh tế của gia đình tôi ngày càng phát triển, qua 5 vụ trồng bắp, gia đình thu lãi trên 140 triệu đồng. Cũng như gia đình ông Tân, vụ mùa năm nay, gia đình ông Nguyễn Mạnh ở thôn Đồng Dày quyết định chuyển hơn 1 ha đất ở vùng gò đồi sang trồng nha đam, hiện nha đam của gia đình ông trồng hơn 1 tháng tuổi, đang phát triển tốt. Ông Mạnh, cho biết: Nhận thấy ở địa phương có khí hậu thích hợp cho cây nha đam phát triển nên tôi quyết định đầu tư giống, đường nước và hệ thống tưới tiết kiệm để đầu tư trồng nha đam. Đây là cây trồng mới ở địa phương, hi vọng trong thời gian tới thời tiết thuận lợi để cây nha đam phát triển tốt, giúp tăng thu nhập cho gia đình và góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.
Là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đầu năm đến nay, xã Phước Trung thực hiện chuyển gần 120 ha đất lúa kém hiệu quả và đất gò, đồi sang trồng các loại cây trồng như: Bắp nếp, bắp lai, mè, thuốc lá, ớt, táo, nha đam... Nhờ đó giúp người dân nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Vụ mùa năm nay, gia đình ông Katơr Tân ở thôn Đồng Dày xuống giống hơn 1 ha bắp lai, nhờ đào ao tích nước đã giúp cây bắp phát triển tốt. Ông Tân chia sẻ: Trước đây mỗi năm gia đình chỉ sản xuất được 1 vụ vào mùa mưa năng suất bấp bênh, mùa khô bỏ hoang. Được xã vận động chuyển đổi cây trồng, tôi quyết định cải tạo đất, đào ao tích nước và đầu tư đường ống, máy bơm nước với kinh phí trên 50 triệu đồng để trồng bắp lai, nhờ đó sản xuất được 3 vụ/năm. Chuyển đổi cây trồng đúng hướng đã giúp kinh tế của gia đình tôi ngày càng phát triển, qua 5 vụ trồng bắp, gia đình thu lãi trên 140 triệu đồng. Cũng như gia đình ông Tân, vụ mùa năm nay, gia đình ông Nguyễn Mạnh ở thôn Đồng Dày quyết định chuyển hơn 1 ha đất ở vùng gò đồi sang trồng nha đam, hiện nha đam của gia đình ông trồng hơn 1 tháng tuổi, đang phát triển tốt. Ông Mạnh, cho biết: Nhận thấy ở địa phương có khí hậu thích hợp cho cây nha đam phát triển nên tôi quyết định đầu tư giống, đường nước và hệ thống tưới tiết kiệm để đầu tư trồng nha đam. Đây là cây trồng mới ở địa phương, hi vọng trong thời gian tới thời tiết thuận lợi để cây nha đam phát triển tốt, giúp tăng thu nhập cho gia đình và góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.
Không riêng ở xã Phước Trung, nông dân các xã: Phước Chính, Phước Đại, Phước Thắng, Phước Thành,... cũng đã chuyển một số diện tích trồng lúa, mì năng suất thấp sang trồng các loại cây ngắn ngày sử dụng ít nước như: Dưa hấu, kiệu, ớt, bắp lai, bắp nếp... Vụ kiệu Tết năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa ở thôn Núi Rây, xã Phước Chính làm đất, xuống giống với diện tích hơn 1,5ha. Hiện cây kiệu được gần 2 tháng tuổi. Thời gian qua, nhờ thời tiết thuận lợi nên cây kiệu phát triển tốt, cây đẻ nhánh nhiều và ít bị sâu bệnh. Ông Nghĩa, cho biết: Cây kiệu thích nghi tốt với chất đất và khí hậu ở Bác Ái, do đó năm nào gia đình tôi cũng trồng kiệu để bán trong dịp Tết. Với điều kiện thời tiết như hiện nay, hy vọng kiệu sẽ đạt năng suất và được giá cao giúp người dân nâng cao thu nhập cho gia đình.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Bác Ái đã chuyển đổi trên 320 ha đất lúa kém hiệu quả và đất gò, đồi sang trồng các loại cây trồng như: Bắp nếp, bắp lai, mè, thuốc lá, mía, ớt, táo, nha đam...Nhờ chuyển đổi cây trồng đúng hướng đã mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Bà Ngô Thị Cúc, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bác Ái, cho biết: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn các xã thời gian qua là hợp lý, các loại cây chuyển đổi cho giá trị kinh tế cao gấp 2-4 lần so với trồng lúa. Thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức để nông dân nâng cao nhận thức về chuyển đổi cây trồng. Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng các phương thức xen canh, luân canh, tạo vùng sản xuất hàng hóa, từng bước đa dạng cây trồng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, đưa kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển đi lên.
Trung Tuấn
Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh